Làn sóng Covid-19 liên tục kéo đến. Và ngay sau đó là những làn sóng bất ổn, sự biến động và những thách thức khó nhằn cho thị trường kinh tế nói chung và ngành bán lẻ nói riêng. Các doanh nghiệp sẽ làm gì để hóa giải bài toán “Covid-19” oái ăm này? Sau đây là nhận định đến từ trang tin công nghệ và trải nghiệm khách hàng lớn nhất thế giới, “Customer Contact Week Digital” khi nói về cách thức “lướt sóng” của những doanh nghiệp ở thị trường bán lẻ.
Sale Online sẽ trở thành “cỗ xe tam mã” kéo đà tăng trưởng
Khi làn sóng Covid-19 đầu tiên đạt đỉnh, thế giới cũng đồng thời nhìn thấy sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành thương mại điện tử với mức tăng kỷ lục gần 50%. Người tiêu dùng dù không thể mua hàng trên phố nhưng họ vẫn tiếp tục mua sắm thông qua hình thức mua sắm trực tuyến. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng sau đại dịch, xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục. Hàng triệu người chưa từng hoặc chưa có thói quen đã buộc phải “tập tành” mua sắm online trong giai đoạn cách ly xã hội. Và một khi họ đã cảm nhận được sự tiện lợi vượt trội, rất có thể họ sẽ tiếp tục thói quen mới này.
Rất có thể sự phát triển của các hình thức kinh doanh onlines cũng sẽ không chỉ dừng lại ở các ngành hàng quen thuộc như thời trang mà còn mở rộng phạm vi ở các ngành hàng vốn ít phổ biến trên thị trường trực tuyến như bách hóa, gym,… Các nhà bán lẻ sẽ cần quan tâm đến các hành vi, thói quen được hình thành trong suốt giai đoạn mùa dịch để có sự điều chỉnh phù hợp về sản phẩm cũng như cách thức tiếp cận khách hàng, từ đó đón đầu xu hướng.
“Lớn hơn” nay đã không còn “tốt hơn”
Trong thời buổi nền kinh tế đang trở nên vô cùng khắc nghiệt, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao chưa từng thấy, ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng bị cắt giảm mạnh, nhiều tập đoàn bán lẻ quy mô lớn đã buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đã có những năm, người ta tin rằng to hơn, quy mô lớn hơn sẽ chiếm được nhiều lợi thế hơn mà Amazon hay Walmart là những cái tên điển hình. Nhưng đối với nhiều cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ, lợi thế đó đang dần bị thương mại điện tử chiếm lấy. Vị trí thuận lợi thường có giá mặt bằng rất cao và các khoản nợ lại cản trở các doanh nghiệp này tiếp cận nền tảng công nghệ đa kênh. Đó là chưa kể đến số lượng khách hàng ở các trung tâm thương mại đang ngày một giảm dần. Giờ đây, các cửa hàng đang phải tìm cách thu mình lại để có thể phát triển bền vững hơn.
Thấu hiểu khách hàng nhiều hơn nữa
“Đoán đúng xu hướng thay đổi của người tiêu dùng và sự trỗi dậy của các phân khúc tiềm năng chính là chìa khóa mấu chốt để các doanh nghiệp kịp thời có được những điều chỉnh thích hợp trước những biến động của thị trường mua sắm vô cùng năng động này.” – Cristian Carstoiu nhận định. Ông là chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm của EY, một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, hoạt động ở nhiều lĩnh vực tư vấn như tư vấn vận hành, chiến lược, nhân sự, công nghệ,…
Ông cũng chia sẻ kết quả cuộc khảo sát gần nhất của EY về hành vi người tiêu dùng thời Covid-19. Cuộc khảo sát có gần 5000 người tham gia ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… và cho thấy rằng:
- 27,3% người sẽ giảm mạnh chi tiêu ở tất cả mặt hàng tiêu dùng, do thu nhập, việc làm của họ đã chịu nhiều tác động của đại dịch
- 26,2% người vẫn chi tiêu như trước đây, không có sự thay đổi
- 35.1% người có tâm lý mua sắm tích trữ bởi họ đang quan ngại về tình hình trong tương lai
- 11.4% người ở trạng thái “ngủ đông và chi tiêu”, nghĩa là sau một khoảng thời gian “ngủ đông” họ quay lại chi tiêu ở mọi mặt và cứ thế.
Trước những tác động khốc liệt của đại dịch Covid-19, rất ít doanh nghiệp có thể yên ổn trú ẩn trong vùng an toàn của mình. Bằng cách bám sát những sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng để liên tục tối ưu hành trình trải nghiệm tại từng điểm tương tác, doanh nghiệp vẫn sẽ có được cơ hội tuyệt vời để bứt phá doanh thu, bất chấp những thách thức tàn khốc từ “kẻ thù vô hình” Covid-19.
Nguồn: Theo Customer Contact Week Digital
Tại Những Kênh Yêu Thích Của Khách Hàng
Đồng hành cùng Base Business Solutions là các đối tác công nghệ tổng đài đẳng cấp thế giới như Cisco, NICE, Calabrio,…